Thắc mắc chung của nhiều người đang chuẩn bị chọn mua máy rửa chén bát cho gia đình mình là liệu máy rửa chén bát có tốn điện, tốn nước không? So sánh với rửa bằng tay thì sao có tiết kiệm hơn không? Trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ giúp quý khách trả lời câu hỏi đó và còn bật mí cho quý khách hàng cách sử dụng máy rửa chén bát sao cho tiết kiệm điện, nước nhất!
Chọn mua máy rửa chén bát đang là xu hướng thị trường hiện nay nhằm tiết kiệm thời gian cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
I. MÁY RỬA CHÉN BÁT CÓ TỐN ĐIỆN VÀ NƯỚC HAY KHÔNG
Đây là tổng hợp từ ý kiến của rất nhiều chuyên gia đầu ngành cũng như những khách hàng đã sử dụng máy rửa bát cho gia đình mình có nhận xét như sau:
1. MÁY RỬA CHÉN BÁT CÓ TỐN ĐIỆN KHÔNG
Trước hết, tổng thể một máy rửa chén bát không phải tất cả các bộ phận đều sử dụng điện. Chính vì vậy, để tính lượng điện tiêu thụ cho một máy rửa chén bát chúng ta sẽ đi tổng hợp lượng điện năng tiêu thụ của từng bộ phận sử dụng điện trong máy từ đó có kết quả gần chính xác nhất cho một chu trình rửa của máy.
a. Bảng điều khiển
Đây là bộ phận đầu tiên chúng ta có thể thấy ở máy rửa chén bát sử dụng điện. Đây cũng là bộ phận ít tốn điện nhất trong máy rửa chén, bảng điều khiển chỉ tiêu tốn điện bằng chiếc remote tivi hay remote máy lạnh chạy bằng pin.
b. Bộ phận bơm thủy lực
Đây là bộ phận này có nhiệm vụ bơm nước đến các vòi phun. Bộ phận này sử dụng điện làm năng lượng, tạo áp lực để đẩy các tia nước cuốn trôi mọi vết bẩn, dầu mỡ bám trên chén, đĩa.
Công suất sử dụng của máy bơm thủy lực là khác nhau vì tùy thuộc vào loại máy rửa chén lớn hay nhỏ. Mỗi giờ máy bơm sử dụng trung bình khoảng 180W, tương đương với 1 bóng đèn sợi đốt tiết kiệm điện.
c. Bộ phận thanh nhiệt (hay thanh đốt nóng)
Thanh đốt nóng(hay thanh nhiệt) có nhiệm vụ đun nóng nước trước khi vòi phun nước để vệ sinh chén, đĩa và đồng thời nó cũng có nhiệm vụ tạo hơi nóng dùng để sấy sau khi các đồ dùng được rửa xong.
Đây là bộ phân tiêu tốn nhiều điện năng nhất của một chiếc máy rửa chén bát. Lượng điện năng tiêu thụ khoảng 1500-2000W mỗi tiếng đồng hồ, tùy vào chương trình rửa mà bạn chọn, thanh đốt nóng chỉ sử dụng lượng điện gần bằng một bình nóng lạnh, thậm chí còn ít điện hơn máy lạnh (máy lạnh 1HP tiêu thụ 8200W/h).
d. Kết luận
Như vậy tổng lượng điện tiêu thụ của máy rửa chén là khoảng 2000-2200W chỉ bằng công suất của một chiếc máy giặt. Nghĩa là nếu bạn dùng máy rửa chén bát để thay cho rửa thủ công thì máy sẽ không quá tốn điện như bạn vẫn nghĩ.
2. MÁY RỬA CHÉN BÁT CÓ TỐN NƯỚC KHÔNG
So sánh giữa việc rửa chén, bát bằng tay và rửa bằng máy rửa chén, bạn dễ nhận thấy rằng: Khi rửa bằng tay, bạn cần tối thiểu 35 lít nước cho 2-3 lần tráng.
Trong khi đó, rửa bằng máy thì chỉ tốn từ 6-12 lít nước (tùy vào kích cỡ máy rửa chén). Vậy rửa vật dụng bằng máy rửa chén sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 1/3 lượng nước so với rửa bằng tay.
Ngoài ra, rửa bằng máy rửa chén bạn sẽ tránh bị tổn thương da tay bảo vệ sức khỏe của bạn do không phải tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa, hay tiết kiệm được rất nhiều thời gian,... Và chén, bát luôn sạch sẽ nhờ vào các tính năng của máy như: Rửa chén bằng nước nóng hay sấy diệt khuẩn, làm bóng, sấy khô...
II. CÁCH SỬ DỤNG MÁY RỬA CHÉN BÁT TIẾT KIỆM NHẤT
Để sử dụng máy rửa chén bát vừa sạch sẽ, vừa tiết kiệm quý khách tham khảo các bước dưới đây.
1. Chọn lựa máy rửa chén bát phù hợp với nhu cầu gia đình:
Chọn lựa mẫu máy rửa chén bát phù hợp với gia đình là bước đầu tiên quý khách nên chú ý vì chọn lựa được một thương hiệu máy rửa chén bát uy tín sẽ giúp rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian cũng như chế độ bảo hành khi máy hỏng hóc. Dann là thương hiệu máy rửa chén bát được nhiều gia đình tin dùng và là chọn lựa không thể bỏ qua. Máy rửa chén bát Dann với kích thước khoang máy rộng và tích hợp nhiều tính năng rửa phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của gia đình.
2. Sử dụng máy rửa chén bát tiết kiệm điện:
Xem chỉ số năng lượng: Các ký hiệu như A, A+, A++, A+++ trên máy rửa chén là biểu thị khả năng tiết kiệm năng lượng của máy, thứ tự tiết kiệm năng lượng từ A --> A+++
Chọn máy rửa chén có tích hợp công nghệ tiết kiệm điện: như công nghệ inverter, cảm biến eco,...
3. Sử dụng máy rửa chén tiết kiệm nước
Phân loại chén, bát trước khi cho vào máy rửa chén: Việc phân loại này giúp chén đĩa được rửa sạch đồng đều hơn. Bạn sắp các vật dụng bằng nhựa lên trên cùng để tránh tiếp xúc với nhiệt độ, các loại dễ vỡ nên để tách biệt, nồi hay chảo thì để bên dưới cùng.
Sắp xếp các bộ đồ ăn gọn gàng, ngăn nắp: Không nên đặt chén, đĩa lộn xộn, như vậy bản sẽ làm cản trở dòng nước, làm máy không rửa sạch được.
Thường xuyên vệ sinh máy để máy hoạt động hiệu quả hơn: Máy rửa chén sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi được vệ sinh các vị trí như: Lỗ cao su thoát thức ăn, cánh tay phun nước, các góc dễ bám bụi và dễ bị đọng nước.
>>> Mua ngay máy rửa chén bát Dann và tận hưởng những giây phút thoải mái nhất cho cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc!
Người viết: Công Trần